Công trình hạ tầng kỹ thuật là gì? Để hiểu rõ về nó và vai trò quan trọng của nó đối với sự phát triển của một quốc gia. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện và vai trò của nó trong cuộc sống.
I. Công trình hạ tầng kỹ thuật là gì?
Công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm tất cả những cơ sở hạ tầng được xây dựng nhằm phục vụ các dịch vụ công cộng và nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của người dân. Theo định nghĩa của Tổ chức Kỹ sư Công nghiệp Mỹ (ASCE), hạ tầng kỹ thuật bao gồm “hệ thống cơ sở vật chất, dịch vụ công cộng và các công trình công cộng cần thiết để hoạt động, duy trì và phát triển một khu vực địa lý.”
Ở Việt Nam, người dân thường gọi cơ sở hạ tầng bằng cái tên quen thuộc, đó là điện, đường, trường và trạm. Đây là những yếu tố cơ bản và quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
II. Tầm quan trọng của các công trình hạ tầng kỹ thuật trong đời sống
Các công trình hạ tầng kỹ thuật có vai trò rất quan trọng cho việc phát triển đất nước và xã hội. Các công trình này, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân, đồng thời mang lại sự hiện đại và văn minh cho cộng đồng. Nhà nước ta thực hiện những công trình hạ tầng kỹ thuật này nhằm đảm bảo lợi ích và quyền lợi xã hội cho nhân dân.
Các công trình giao thông, cấp thoát nước,… góp phần thúc đẩy giá trị của bất động sản cho các nhà đầu tư. Và tạo sự thuận lợi trong việc di chuyển và giao thông, đồng thời cung cấp nguồn nước sạch và hệ thống thoát nước hiệu quả. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế, mà còn tạo ra môi trường sống tốt hơn cho cộng đồng.
III. Các loại công trình hạ tầng kỹ thuật
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm những loại công trình sau đây:
Công trình cấp nước
+ Nhà máy nước: Đây là các cơ sở sản xuất và cung cấp nước cho sử dụng dân sinh và công nghiệp.
+ Công trình xử lý nước sạch: Các công trình này được xây dựng để loại bỏ các chất ô nhiễm và đảm bảo nước đạt tiêu chuẩn chất lượng để sử dụng.
+ Trạm bơm: Trạm bơm nước thô, nước sạch hoặc tăng áp để đảm bảo cung cấp nước hiệu quả.
+ Bể (tháp) chứa nước sạch: Đây là công trình được sử dụng để lưu trữ và cung cấp nước sạch cho người dùng.
+ Tuyến ống cấp nước: Đây là hệ thống ống dẫn nước thô hoặc nước sạch được xây dựng để chuyển nước từ nguồn cung cấp đến các khu vực sử dụng.
Công trình thoát nước
+ Hồ điều hòa: Đây là các công trình lưu trữ và điều hòa nước để đảm bảo việc điều tiết lưu lượng nước.
+ Trạm bơm nước mưa: Cung cấp hệ thống bơm nước mưa để điều tiết và thoát nước mưa ra khỏi khu vực.
+ Công trình xử lý nước thải: Đây là những công trình xử lý nước thải nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm và đảm bảo nước thải đáp ứng được tiêu chuẩn về môi trường.
+ Trạm bơm nước thải: Cung cấp hệ thống bơm nước thải nhằm điều tiết và xử lý nước thải trong quá trình xử lý.
+ Công trình xử lý bùn: Là các công trình xử lý chất bùn cặn phát sinh từ quá trình xử lý nước thải.
+ Bể chứa nước mưa, nước thải: Đây là các công trình lưu trữ và chứa nước mưa, nước thải để điều tiết và xử lý.
+ Tuyến cống thoát nước mưa, cống chung: Các tuyến cống được sử dụng để thu thập và thoát nước mưa ra khỏi khu vực.
+ Tuyến cống thoát nước thải: Các tuyến cống được sử dụng để thu thập và thoát nước thải ra khỏi khu vực.
Công trình xử lý chất thải rắn
+ Công trình xử lý chất thải thông thường: Bao gồm những công trình như: trạm trung chuyển, bãi chôn lấp rác, khu xử lý chất thải rắn.
+ Công trình xử lý chất thải nguy hại: Đây là những công trình sử dụng xử lý chất thải nguy hại an toàn cho môi trường và sức khỏe con người.
Công trình trong các cơ sở
+ Công trình chiếu sáng công cộng: Bao gồm hệ thống và cột đèn chiếu sáng, đảm bảo cung cấp ánh sáng cho không gian công cộng như đường phố, công viên, khu dân cư.
+Công viên cây xanh: Các công trình công viên và không gian cây xanh tạo ra nhằm cung cấp môi trường sống tự nhiên, không gian giải trí và sinh hoạt cho cộng đồng.
+ Nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng: Các công trình này liên quan đến việc mai táng và an táng người chết.
+ Nhà để xe ô tô, sân bãi để xe ô tô, xe máy móc, thiết bị: Các công trình này được xây dựng để đáp ứng nhu cầu đỗ xe ô tô, xe máy và các phương tiện khác, bao gồm nhà để xe ô tô, sân bãi đỗ xe và các thiết bị hỗ trợ.
>> Xem thêm bài viết: Phân Cấp Công Trình Hạ Tầng Kỹ Thuật
IV. Đất phát triển hạ tầng là gì? Gồm có những loại đất nào?
1. Đất phát triển hạ tầng
Đất phát triển hạ tầng là loại đất được sử dụng để xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, năng lượng, bưu chính viễn thông, cơ sở văn hóa, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục – đào tạo, cơ sở thể dục – thể thao, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở dịch vụ xã hội và chợ.
Việc đất được phân bổ cho phát triển hạ tầng trong mỗi năm tại từng địa phương sẽ khác nhau đáng kể, phụ thuộc vào mục đích sử dụng đất và chính sách phát triển của địa phương đó. Quy hoạch đất để phát triển hạ tầng cần được thực hiện một cách hiệu quả, đảm bảo tối ưu hóa việc sử dụng quỹ đất. Điều này có thể dùng làm căn cứ để Nhà nước giao đất, cấp sổ đỏ, điều chỉnh mục đích sử dụng đất, hoặc thực hiện chính sách đền bù đất cho người dân khi có quy hoạch thu hồi đất nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng.
2. Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia bao gồm các loại đất sau: đất lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất quốc phòng, đất an ninh, đất khu công nghiệp, đất phát triển hạ tầng, đất di tích danh lam thắng cảnh, đất để xử lý và chôn lấp chất thải nguy hại, đất đô thị, đất khu bảo tồn thiên nhiên.
Dưới đây là mục đích sử dụng của các loại đất còn lại:
+ Đất để xử lý: Sử dụng để xây dựng cơ sở xử lý và chôn lấp chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
+ Đất khu bảo tồn thiên nhiên: Sử dụng để bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật.
+ Đất di tích danh lam thắng cảnh: Phục vụ mục đích du lịch theo quy định của pháp luật.
+ Đất nông thôn, nông nghiệp: Sử dụng để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ cho đời sống, cũng như các công trình công cộng trong khu vực nông thôn và nông nghiệp.
Kết luận
Chúng tôi hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm công trình hạ tầng kỹ thuật là gì?, vai trò của nó và những yếu tố cơ bản trong hạ tầng kỹ thuật tại Việt Nam. Hãy cùng chung tay xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật để đưa đất nước ngày càng phát triển hơn nữa.
Nếu bạn đang quan tâm hoặc có nhu cầu thiết kế các công trình hạ tầng kỹ thuật, hãy liên hệ ngay với Công ty Tư Vấn Xây Dựng Trường Lũy. Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những dịch vụ tốt nhất với mức giá cạnh tranh nhất.
Hotline: 0814 346 779 hoặc 0907 622 626