Thời gian, thời tiết và chất lượng nguyên vật liệu là những yếu tố khiến ngôi nhà của bạn dần xuống cấp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho cả gia đình.
Vậy khi nào cần làm đơn xin sửa chữa nhà xuống cấp? Những nội dung nào cần lưu ý khi lập hồ sơ? Hãy cùng Trường Lũy tìm hiểu chi tiết để quá trình sửa chữa diễn ra nhanh chóng và đúng quy định.
I. Lý do cần phải làm đơn xin sửa chữa nhà xuống cấp? Đơn xin sửa chữa nhà ở là gì? Và các trường hợp không cần làm đơn xin?
Lý do cần phải làm đơn xin sửa chữa nhà xuống cấp
Bất kỳ hộ gia đình muốn sửa chữa nhà ở đều cần có giấy phép sửa chữa nhà ở quá trình này hộ gia đình cần làm đơn xin sửa chữa nếu họ thuộc các trường hợp được Luật xây dựng năm 2014 quy định.
Đơn xin sửa chữa nhà ở là gì? Các trường hợp không cần làm đơn xin?
Đơn xin sửa chữa nhà ở là gì?
Đơn xin sửa chữa, cải tạo nhà ở là văn bản pháp lý thể hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu (hoặc người được ủy quyền) khi muốn sửa chữa, cải tạo nhà ở. Đơn được gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin phép thực hiện các hoạt động này.
Việc xin phép sửa chữa, cải tạo nhà ở là quy định bắt buộc nhằm đảm bảo hoạt động xây dựng diễn ra đúng quy hoạch, không gây ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng, mỹ quan đô thị và an toàn cho người dân xung quanh.
Nội dung cơ bản của đơn xin sửa chữa nhà xuống cấp bao gồm:
- Thông tin về chủ đầu tư: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, CMND/CCCD…
- Thông tin công trình: Địa chỉ công trình, loại hình công trình, diện tích, chiều cao, quy mô, kích thước,…
- Thông tin về đơn vị hoặc chủ nhiệm chịu trách nhiệm thiết kế và thi công: Tên, địa chỉ, số điện thoại, giấy phép hoạt động…
- Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: Bắt đầu và kết thúc.
- Các bản vẽ thiết kế, kèm theo các tài liệu liên quan khác (nếu có).
|Tham khảo Thẩm định, thẩm tra thiết kế xây dựng tại Thủ Dầu Một Bình Dương
Các trường hợp không cần làm đơn xin sửa chữa nhà ở
Tại Luật Xây dựng năm 2014 có quy định, trước khi khởi công sửa chữa nhà ở, chủ đầu tư phải có giấy phép sửa chữa, cải tạo, ngoại trừ đối với hai trường hợp sau:
- Sửa chữa bên trong, không ảnh hưởng kết cấu: Bao gồm các hoạt động sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình mà không:
- Thay đổi kết cấu chịu lực.
- Thay đổi công năng sử dụng của công trình.
- Gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và an toàn công trình.
- Sửa chữa mặt ngoài, không tiếp giáp đường đô thị: Áp dụng cho các công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài, với điều kiện mặt tiền công trình không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
Lưu ý:
Mọi hoạt động sửa chữa, cải tạo nhà ở nằm ngoài hai trường hợp nêu trên đều phải tuân thủ quy định xin giấy phép xây dựng. Việc tự ý sửa chữa nhà ở khi chưa được cấp phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 7 Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP, với mức phạt từ 60 – 80 triệu đồng đối với nhà ở riêng lẻ.
II. Mẫu đơn xin sửa chữa nhà xuống cấp 2024
III. Những thông tin cần lưu ý khi viết đơn xin sửa chữa nhà xuống cấp
- Mục cơ quan nhận hồ sơ: Khách hàng điền chính xác tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục Giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở xuống cấp tại khu vực nhà ở toạ lạc.
- Mục thông tin người đề nghị cấp giấy phép xây dựng: Gồm các thông tin cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình muốn sửa chữa, cải tạo. Những thông tin này cung cấp cần dựa trên giấy tờ pháp lý của bên có nhu cầu sửa chữa:
+ Họ tên người đề nghị xin phép sửa chữa.
+ CMND/ CCCD
+ Địa chỉ liên hệ của người đề nghị.
+ Số điện thoại liên hệ hoặc các phương thức liên hệ khác.
- Mục thông tin công trình sửa chữa cải tạo:
+ Vị trí sửa chữa cải tạo: thông tin này cần ghi thật chi tiết từ số nhà đến số đường, thôn/xóm, xã/phường/thị trấn, huyện/quận/thị xã, tỉnh/thành phố…
+Thông tin về lô đất và diện tích xây dựng: các thông tin về lô đất được cung cấp đầy đủ và chính xác từ các giấy tờ liên quan bao gồm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Tổ chức, cá nhân đảm nhận trách nhiệm thẩm tra thiết kế xây dựng: Điền đầy đủ thông tin bên tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế.
*Lưu ý: Yếu tố này tương đối quan trọng quý khách hàng lưu ý lựa chọn các tổ chức có uy tín chuyên môn cao để đảm nhận.
Trên đây là nội dung chia sẻ của chúng tôi về nội dung mẫu đơn xin sửa chữa nhà xuống cấp 2024 khách hàng tham khảo bài viết và dịch vụ xin giấy phép xây dựng nhà ở tại Công ty Trường Lũy.
Nếu có bất kỳ thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline:
Hotline: 0814 346 779 hoặc 0907 622 626
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG TRƯỜNG LUỸ
Trụ sở chính: Số 29, đường số 2, khu Tái Định Cư Phú Hoà 11, khu phố 3, phường Phú Lợi, Tp. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Chi nhánh 1: 538/8 Đường Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh 2: Số 29 Lê Văn Sỹ, Phường Hoà Minh, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng
Mã số thuế: 3702010124
Email: xaydungtruongluy@gmail.com
Website : tuvanxaydungtruongluy.com