Địa điểm: Phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Đơn vị tổ chức lập quy hoạch: Ban quản lý dự án chuyên ngành nước thải
Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Trường Lũy
ĐỒ ÁN QUY HOẠCH
I. Quy trình công nghệ xử lý nước thải
1. Quy trình công nghệ xử lý
Sơ đồ quản lý nước thải
Được phê duyệt tại QĐ 1015/QĐ-BTNMT ngày 16/5/2022 của Bộ TNMT v/v phê duyệt báo có đánh giá tác động môi trường Dự án “Cải thiện môi trường nước tỉnh Bình Dương”
Nước thải sinh hoạt
⬇
Xử lý cục bộ bằng bể tự hoại
⬇
Hệ thống đường ống thoát nước thải đô thị
⬇
Trạm xử lý nước thải cục bộ (nếu có)
⬇
Nhà máy xử lý nước thải
⬇
Xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định
⬇
Rạch Cái Cầu
⬇
Sông Đồng Nai
Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải
2. Quy hoạch sử dụng đất
Quy mô công xuất
Giai đoạn 1:
- Công suất thiết kế theo Quyết định số 584/QĐ-UBND ngày 15/03/2016 là 20.000 m³/ngày.đêm.
- Công suất xử lý nước thải của nhà máy hiện nay là 15.000 m³/ngày.đêm. Giai đoạn 2:
- Công suất xử lý nước thải của nhà máy dự kiến giai đoạn 2 tối đa là 40.000 m³/ngày.đêm vào năm 2030.
3 . Dự báo dân số:
- Dự báo lao động chủ yếu là lao động địa phương với số lượng khoảng 100 người.
4. Phân khu chức năng
– Công trình xử lý nước thải:
+ Trạm bơm nước thải đầu vào;
+ Công trình đầu vào
+ Bể SBR;
+ Bể khử trùng UV;
+ Bể nén bùn;
+ Công trình tách nước;
+ Công trình khử mùi;
+ Hồ xả sự cố;
– Khu kỹ thuật:
+ Nhà máy phát điện;
+ Trạm bơm PCCC.
– Các công trình hành chính dịch vụ:
+ Nhà điều hành;
+ Nhà xưởng, kho;
+ Nhà xe; + Nhà vệ sinh;
+ Nhà để xe chuyên dụng;
+ Nhà bảo vệ.
5. Phương án tổng mặt bằng
a) Đất xây dựng công trình nhà máy XLNT: 574,32m² (36,99%)
b) Đất cây xanh: 339,40m² (38,24%)
➢ Đất cây xanh hạn chế: 15.649,40m² (25,64%)
➢ Đất cây xanh cách ly (10m):
c) Đất mặt nước: 444,60m² (0,73%)
d) Đất giao thông – sân bãi: 669,78m² (24,77%)
a) Vị trí công trình xây dựng hiện hữu
b) Vị trí công trình xây dựng mở rộng:
C) Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:
III. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
1. Giao thông
a) Giao thông đối ngoại:
– Đường N9 và N10 nằm ở phía Nam khu quy hoạch, lộ giới hiện hữu khoảng 12,5m. Định hướng theo quy hoạch phân khu là 16,0m.
b) Giao thông đối nội:
– Mạng lưới giao thông trong khu quy hoạch là mạng lưới giao thông nội bộ; kết nối các khu vực chức năng lại với nhau, lộ giới tối thiểu 3,5m.
Mặt cắt đối ngoại:
Mặt cắt nội bộ:
2. Quy hoạch san nền
a) Hiện trạng:
– Địa hình tương đối bằng phẳng.
– Hướng dốc chính: từ Tây sang Đông và Nam xuống Bắc.
– Cao độ tự nhiên: dao động 18,52m đến 24,57m .
b) Giải pháp san nền:
– Hướng dốc san nền chính của khu đất lập dự án là hướng Tây sang Đông và Nam xuống Bắc, việc san nền như vậy là cũng để đảm bảo độ sâu chôn cống thoát nước là nhỏ nhất tránh việc cống phải chảy ngược địa hình và không kết nối với hệ thống hạ tầng ngầm trên đường nhựa hiện hữu, đồng thời cân bằng khối lượng san lấp là thấp nhất.
– Sử dụng lưới ô vuông có kích thước 20mx20m.
c) Khối lượng san lấp:
– Khối lượng đào: 7,434,24m³
– Khối lượng đắp: 23,859,80m³
– Tổng khối lượng đất đắp: 16.425,56m³ (0,43m – diện tích 3.7ha)
3. Quy hoạch thoát nước mưa
a) Nguồn tiếp nhận:
– Nước mưa thoát ra rạch phía Bắc dự án qua 8 cửa xả.
b) Giải pháp thiết kế:
– Mạng lưới TNM được thiết kế tách riêng với mạng lưới TNT.
– Cống TNM được bố trí 1 bên đường bên đối diện bố trí hố thu, Riêng trục đường chính bố trí đi 2 bên đường.
4. Quy hoạch cấp nước
a) Chỉ tiêu:
– Chỉ tiêu công trình xử lí: 25m³/ha.ngđ.
– Hành chính,dịch vụ: 2l/m² sàn/ngđ
– Cây xanh: 3l/m²/ngđ.
– Giao thông: 0,4l/m²/ngđ
– Chữa cháy: 15l/s một đám cháy
– Tổng nhu cầu: 161,15m³/ngđ khi không có cháy và 323,15m³/ngđ khi có cháy.
b) Nguồn đấu nối:
– Nguồn nước cấp cho khu quy hoạch được lấy từ ống cấp nước thủy cục DN100 trên đường N10.
c) Giải pháp thiết kế:
– Hệ thống cấp nước khu hiện hữu giữ nguyên khu vực mở rộng thiết kế mới hoàn toàn. Sử mạng vòng kết hợp mạng cụt cấp nước cho khu quy hoạch.
– Từ vị trí đấu nối kéo về khu quy hoạch tuyến ống cấp nước DN100 cấp nước cho công trình.
– Hiện hữu có 3 trụ cứu hoả bố trí thêm 4 trụ cứu hỏa để cấp nước chữa cháy, khoảng cách 2 trụ không quá 150m.
5. Quy trình thoát nước thải
a) Tổng lưu lượng:
– Tổng lưu lượng nước thải toàn khu là: 64,24 m³/ngđ phát sinh khu hành chính và nước vệ sinh khu vực xử lý.
– Tỷ lệ thu gom nước thải đạt 100%.
c) Giải pháp thiết kế:
– Toàn bộ nước thải của khu vực quy hoạch thu gom bằng các hố ga thu nước thải được bố trí dọc theo trục đường sau đó dẫn về công trình đầu vào trong dự án để xử lý.
– Nước thải được xử lý đạt cột A QCVN 14:2008/BTNMT.
6. Quy hoạch cấp điện
a) Nhu cầu:
– Tổng nhu cầu 2 giai đoạn khoảng 3000kva.
b) Nguồn đấu nối:
– Nguồn cấp điện cho khu quy hoạch được đấu nối từ đường dây trung thế trên đường N10.
c) Giải pháp thiết kế:
– Bố trí 02 TBA để cấp điện cho toàn khu.
– Hệ thống điện trung thế được đi ngầm.
– Hệ thống điện hạ thế được ngầm hóa dọc theo các trục đường.
7. Quy hoạch chiếu sáng
a) Hiện trạng:
– Hiện tại khu hiện hữu đã có hệ thống chiếu sáng.
b) Phương án thiết kế:
Nguồn cấp:
– Thiết kế mới hệ thống chiếu sáng khu vực mở rộng lấy nguồn từ trạm biến áp T2-1500kVA.
– Bố trí mới 01 tủ điều khiển chiếu sáng tại vị trí trạm biến áp T2.
– Hệ thống điện chiếu sáng được thiết kế đi ngầm dọc các trục đường.
– Sử dụng đèn led có công suất 100w (bố trí 25-30m/bóng).
8. Quy hoạch thông tin liên lạc
a) Chỉ tiêu:
– Chỉ tiêu công trình: 5 thuê bao/ha.
– Hành chính, dịch vụ: 1 thuê bao/200m²sàn – Tổng nhu cầu: 34 thuê bao.
b) Nguồn cấp:
– Nguồn thông tin liên lạc cho quy hoạch sẽ được lấy từ hệ thống thông tin hiện hữu từ các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên địa bàn thành phố Dĩ An.
c) Giải pháp thiết kế:
– Hệ thống thông tin sử dụng mạng lưới hình tia, cáp quang được thiết kế đi ngầm trong hệ thống cống bể. Do các nhà đầu tư thứ cấp kết hợp với chủ đầu tư đảm bảo cung cấp dịch vụ viễn thông cho toàn khu quy hoạch.
– Sử dụng nhiều mạng khác nhau, tránh tình trạng độc quyền.