Từ ngạn ngữ “An cư lập nghiệp”, ta thấy tầm quan trọng của ngôi nhà không chỉ là nơi ẩn náu mà còn là biểu tượng của sự ổn định và thành công trong cuộc sống. Ngày nay, các kiểu nhà ở Việt Nam được phân loại, quản lý một cách có hệ thống và nghiêm ngặt theo luật pháp. Sự phân cấp giữa các dạng nhà như biệt thự, nhà phố, căn hộ và chung cư, không những đảm bảo sự ổn định, phát triển trong xã hội, mà còn phản ánh sự tiến bộ và đa dạng của nền văn hoá đất nước.
I. Các kiểu nhà ở Việt Nam phổ biến hiện nay
Tại Việt Nam, có nhiều loại nhà ở khác nhau, nhưng đôi khi ta vẫn gặp khó khăn trong việc phân biệt chúng một cách rõ ràng. Theo Luật Nhà nước có 6 loại hình nhà ở như sau:
1. Nhà ở riêng lẻ
Nhà ở riêng lẻ là một trong những công trình xây dựng, thuộc một trong những công trình được sử dụng rộng rãi, phổ biến nhất hiện nay. Theo quy định của pháp luật thì nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.
2. Căn hộ chung cư
Căn hộ chung cư ngày nay đã không còn xa lạ với bất kỳ ai. Chúng thường nằm trong những khu dân cư có mật độ cao, như các thành phố lớn, thị trấn, hoặc các khu công nghiệp. Với hệ thống hạ tầng chung được sử dụng bởi nhiều hộ dân. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, chúng có thể được phân loại thành hai loại: căn hộ dành cho việc sinh sống và căn hộ kinh doanh.
3. Nhà ở kinh doanh
Trong lĩnh vực bất động sản, các nhà kinh doanh thường được các nhà đầu tư xây dựng để bán hoặc cho thuê. Với mục đích kinh doanh, loại hình nhà ở này được chia thành nhiều phân khúc với diện tích và quy mô đa dạng, phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
4. Nhà ở công vụ
Nhà công vụ là nhà được phân cho người đang làm việc công (thường là người có chức quyền hoặc cán bộ công nhân viên chức hoặc người có nhiệm vụ đặc thù), dùng để ở, tiếp khách hoặc các chức năng khác nhằm mục đích phục vụ việc công tương xứng với nhiệm vụ được giao.
5. Nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội là một trong các kiểu nhà truyền thống Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền sở hữu và quản lý. Loại nhà ở này được xây dựng với mục đích an sinh xã hội và phục vụ cho một số đối tượng ưu tiên. Ví dụ, những công dân và gia đình có thu nhập thấp.
6. Nhà ở tái định cư
Nhà ở tái định cư là mô hình nhà ở được sử dụng với mục đích nhằm ổn định chỗ ở mới cho cá nhân, hộ gia đình thuộc diện tái định cư. Khi nhà ở cũ của họ thuộc phạm vi giải tỏa và thu hồi theo quy định của pháp luật.
II. Phân biệt các cấp nhà ở tại Việt Nam
Với nền văn hóa đa dạng và lịch sử phong phú, Việt Nam đã hình thành nên một loạt các kiểu nhà ở độc đáo. Từ quá trình phân cấp nhà ở đã tạo nên sự đa dạng văn hóa kiến trúc của đất nước. Bây giờ, hãy cùng khám phá sâu hơn về cách phân cấp nhà ở tại Việt Nam để hiểu rõ hơn về sự đa dạng và phong phú của văn hóa kiến trúc nơi đây.
Thông thường dựa vào kiến trúc và kết cấu hạ tầng nhà ở được phân cấp thành các loại sau: nhà cấp 4, nhà cấp 3, nhà cấp 2, nhà cấp 1, biệt thự và nhà tạm.
Nhà cấp 4:
Mô hình nhà ở này rất thông dụng ở khu vực nông thôn do chi phí xây dựng thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế người dân và điều kiện địa lý, thổ nhưỡng. Được xây dựng dưới 1000m2 không quá 1 tầng.
Nhà cấp 3:
Nhà cấp 3 thường sử dụng bê tông cốt thép, xi măng và gạch. Đặc điểm nổi bật là khả năng chịu lực tốt và độ bền cao, mang lại sự ổn định và an toàn cho gia đình. Niên hạn sử dụng của loại nhà này thường là 40-45 năm, với giới hạn tối đa 2 tầng.
Nhà cấp 2:
Nhà cấp 2 là lựa chọn phổ biến của nhiều gia đình và cá nhân hiện nay nhờ vào tính chắc chắn và kiên cố của nó. Được xây dựng từ bê tông cốt thép và các vật liệu chất lượng. Đồng thời, nhà cấp 2 cũng được trang bị đầy đủ tiện nghi, đảm bảo sự thoải mái và tiện lợi cho cư dân, chiều cao giới hạn từ 8 đến 20 tầng và có thể chịu đựng được khoảng 70 năm.
Nhà cấp 1:
Nhà cấp 1 được xây dựng kiên cố từ bê tông cốt thép, có các bức tường ngăn cách giữa các không gian. Trên mái có thể sử dụng ngói hoặc đúc bê tông cốt thép và đầy đủ tiện nghi. Chiều cao từ 20 đến 50 tầng và niên hạn sử dụng lên đến 100 năm. Đây là loại nhà có giá trị cao nhất so với 3 cấp còn lại với chi phí và tiện ích vượt trội.
Biệt thự:
Biệt thự là một loại nhà ở với chất lượng và tiện nghi cao cấp thường nằm trong khuôn viên riêng, có kiến trúc sang trọng và đa dạng, với nhiều tiện ích và không gian xanh, giới hạn tối đa 3 tầng (không kể tầng hầm và mái) và mật độ xây dựng dưới 50% diện tích đất có tối thiểu 3 mặt thoáng.
Nhà tạm:
Cuối cùng nhà tạm là loại nhà ở được xây dựng mang tính chất tạm bợ nhất thời, thời gian tồn tại ngắn thiết kế và vật liệu xây dựng không được chú trọng và điều kiện sinh hoạt của loại nhà này chỉ ở mức thấp.
Mong rằng bài viết “Sự khác biệt độc đáo giữa các kiểu nhà ở Việt Nam” trên mang lại cho Quý khách hàng thông tin hữu ích về các kiểu nhà ở Việt Nam hiện nay. Trường Lũy với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và sự cam kết với chất lượng, trong lĩnh vực tư vấn xin giấy phép xây dựng, giấy phép PCCC, giấy phép môi trường, lập quy hoạch 1/500…. chúng tôi sẵn lòng hỗ trợ quý khách hàng trong mọi bước đi của dự án.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay qua zalo: 0907 622 626 Mrs Nga để được vấn nhanh chóng và tận tình!
Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Trường Lũy chuyên thực hiện các dịch vụ xin giấy phép xây dựng, xin giấy phép môi trường, xin giấy phép PCCC, thủ tục hoàn công sở hữu công trình,…..
Địa chỉ: 29 Đường số 2, Khu TĐC Phú Hòa 11, P. Phú Lợi, TP. TDM, Bình Dương.
Hotline: 0907 622 626 Mrs Nga
Email: tuvanxaydungtruongluy@gmail.com
Website: tuvanxaydungtruongluy.com