Trong quá trình bảo quản không may giấy phép xây dựng của bạn bị mất hoặc rách, nát. Bạn không biết mình có thể xin cấp lại giấy phép xây dựng được không và quy trình thủ tục liệu có phức tạp ? Đừng quá lo lắng Trường Lũy sẽ giải đáp mọi thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.
I. Tầm quan trọng của giấy phép xây dựng
Giấy phép xây dựng là một trong những loại giấy tờ quan trọng nhất đối với hoạt động xây dựng. Nó là minh chứng cho việc công trình của bạn được xây dựng hợp pháp, tuân thủ các quy định về quy hoạch, kỹ thuật, an toàn và môi trường.
1. Giấy phép xây dựng mang lại nhiều lợi ích cho chủ đầu tư
- Giúp chủ đầu tư tránh những rủi ro pháp lý, phạt vi phạm, thậm chí là phải phá dỡ công trình nếu xây dựng không phép.
- Giấy phép xây dựng là bằng chứng khẳng định quyền sở hữu và sử dụng công trình của chủ đầu tư.
- Các ngân hàng thường yêu cầu giấy phép xây dựng khi giải ngân cho vay vốn xây dựng.
- Giấy phép xây dựng đảm bảo công trình được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn và chống chịu được thiên tai.
2. Lý do cần xin cấp lại giấy phép xây dựng khi bị mất
Mất giấy phép xây dựng là tình huống không mong muốn nhưng lại rất phổ biến. Trong trường hợp này, chủ đầu tư cần nhanh chóng thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy phép để đảm bảo:
- Giấy phép xây dựng là bằng chứng hợp pháp để sử dụng công trình. Thiếu giấy phép có thể dẫn đến những rắc rối pháp lý và phạt vi phạm.
- Giấy phép xây dựng là bằng chứng khẳng định quyền sở hữu và sử dụng công trình. Nếu không xin cấp lại, bạn có thể bị mất quyền sử dụng công trình.
- Giấy phép xây dựng là điều kiện cần thiết để thực hiện các thủ tục pháp lý khác liên quan đến công trình như đăng ký sở hữu, sang nhượng…
II. Điều kiện để được xin cấp lại giấy phép xây dựng
Theo khoản 1 Điều 100 Luật xây dựng (sửa đổi bổ sung) quy định cấp lại giấy phép xây dựng trong trường hợp:
- Giấy phép xây dựng bị mất.
- Giấy phép xây dựng bị rách, nát.
Căn cứ Điểm b khoản 3 Điều 16 Thông tư 15/2016/TT-BXD quy định: Giấy phép xây dựng được cấp lại dưới hình thức bản sao.
Vậy nên khi giấy phép xây dựng bị mất, rách, nát thì chủ đầu tư có thể xin cấp lại giấy phép xây dựng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp lại giấy phép xây dựng này dưới hình thức là bản sao giấy phép xây dựng
III. Các bước tiến hành thủ tục xin cấp lại giấy phép xây dựng
Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 16 Thông tư số 15/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng việc cấp giấy phép xây dựng, hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng gồm được hướng dẫn gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Các cá nhân, tổ chức xin cấp lại giấy phép xây dựng cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng, trong đó nêu rõ lý do đề nghị cấp lại theo mẫu quy định.
- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp đối với trường hợp bị rách, nát.
- Bản cam kết tự chịu trách nhiệm về việc thất lạc giấy phép xây dựng của chủ đầu tư đối với trường hợp bị thất lạc giấy phép xây dựng.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cá nhân,chủ đầu tư, có nhu cầu xin cấp lại giấy phép xây dựng nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng (2 bộ) và lệ phí cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Mức lệ phí tuỳ theo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh của từng địa phương quy định.
Bước 3: Cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ
Cơ quan chức năng sẽ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ (thời hạn xử lý tối đa 05 ngày) và có hướng dẫn bổ sung cụ thể khi hồ sơ thiếu sót. Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cấp giấy biên nhận cho chủ đầu tư.
Bước 4: Nhận kết quả
Khi hồ sơ đủ điều kiện để cấp lại giấy phép xây dựng, các cá nhân chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng theo đúng hạn ghi trên giấy biên nhận kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin giấy phép xây dựng có đóng dấu đỏ của cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền cấp.
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp lại giấy phép xây dựng cho nhà đầu tư trong thời hạn thì cơ quan có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm ra thông báo bằng văn bản thông báo đến chủ đầu tư cùng lý do từ chối cấp lại giấy phép xây dựng.
IV. Thẩm quyền cấp lại giấy phép xây dựng
Căn cứ khoản 4 Điều 103 Luật Xây dựng 2014:
- UBND cấp tỉnh: Cấp giấy phép xây dựng cho công trình thuộc thẩm quyền tỉnh, trừ các công trình thuộc thẩm quyền cấp huyện.
- UBND cấp huyện: Cấp giấy phép xây dựng cho công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ.
- Phân cấp, ủy quyền: UBND cấp tỉnh có thể phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan này.
|Tham khảo: Quy Trình Điều Chỉnh, Gia Hạn, Cấp Lại Và Thu Hồi Giấy Phép Xây Dựng
Kết Luận
Mong rằng qua những thông tin Trường Lũy vừa chia sẻ về thủ tục cấp xin cấp lại giấy phép xây dựng hữu ích với Quý khách hàng. Nếu khách hàng có thắc mắc thủ tục trên vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0814 346 779 hoặc 0907 622 626 để được giải đáp nhanh chóng ngay hôm nay!
Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Trường Lũy
Trụ sở chính: Số 29, đường số 2, khu Tái Định Cư Phú Hoà 11, khu phố 3, phường Phú Lợi, Tp. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Email: tuvanxaydungtruongluy@gmail.com
Hotline: 0814 346 779 hoặc 0907 622 626
Website: tuvanxaydungtruongluy.com