Giám sát công trình xây dựng là gì? Giám sát công trình xây dựng là quá trình thực hiện giám sát chất lượng và tiến độ của dự án xây dựng. Để hiểu tầm quan trọng của việc thực hiện giám sát công trình xây dựng thì bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây!
I. Giám sát công trình xây dựng là gì?
Giám công trình xây dựng là các hoạt động giám sát chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng. Để thực hiện công việc giám sát xây dựng, người thực hiện phải có chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng phù hợp với từng hạng theo quy định của luật pháp.
Giám sát công trình xây dựng là bước bắt buộc đối với tất cả các công trình xây dựng, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ thì không cần. Nhưng nhà nước vẫn khuyến khích nên thực hiện giám sát ở mọi công trình để đảm bảo chất lượng của công trình.
Một số yêu cầu đối với hoạt động giám sát công trình xây dựng:
- Tuân thủ thiết kế được phê duyệt
- Áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
- Quy định về quản lý
- Sử dụng vật liệu xây dựng
- Tuân thủ chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng
Ngoài ra, việc giám sát xây dựng cần được thực hiện một cách trung thực, khách quan, không vụ lợi, như quy định tại Khoản 2, Điều 120 của Luật Xây dựng.
II. Đơn vị thực hiện giám sát công trình xây dựng
Việc giám sát công trình xây dựng có thể do chủ đầu tư thực hiện (nếu chủ đầu tư có đủ điều kiện năng lực) hoặc bởi một tổ chức tư vấn có đủ năng lực mà chủ đầu tư thuê. Dù ai thực hiện việc giám sát, việc tuân thủ các quy định pháp luật về nội dung giám sát là điều tất yếu. Tuy nhiên, chủ đầu tư có thể mở rộng phạm vi giám sát của mình và thuê tổ chức giám sát thực hiện trong một số nội dung pháp luật quy định, không nhất thiết là phải thuê trọn gói.
Các yêu cầu đối với đơn vị giám sát
Để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng, đơn vị giám sát phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải có đủ số lượng nhân viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế để thực hiện công việc giám sát.
- Phải có đủ trang thiết bị và công cụ cần thiết để thực hiện giám sát.
- Phải có đủ năng lực tài chính để đảm bảo hoàn thành công việc giám sát.
- Phải có đầy đủ giấy tờ, hồ sơ liên quan đến hoạt động giám sát.
III. Nội dung giám sát thi công công trình xây dựng
Theo khoản 1 của Điều 19 trong Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm:
- Kiểm năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình xem có phù hợp với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng. Bao gồm kiểm tra nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng và hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
- Kiểm tra giữa biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu và thiết kế biện pháp thi công đã phê duyệt. Phê duyệt kế hoạch tổng hợp về an toàn, bao gồm các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết cho các công việc đặc thù có nguy cơ mất an toàn lao động cao trong quá trình thi công công trình.
- Xem xét và tuân thủ các quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 06/2021/NĐ-CP và sử dụng chúng như một cơ sở để chỉnh sửa các nội dung không phù hợp trong quá trình thi công xây dựng công trình. Nhà thầu được yêu cầu thực hiện các điều chỉnh này để đảm bảo rằng công trình đáp ứng đúng quy định của hợp đồng và phù hợp với thực tế.
- Thực hiện kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng và thiết bị lắp đặt vào công trình là một quy trình quan trọng trong quá trình thi công.
- Kiểm tra và theo sát nhắc nhở nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác để đảm bảo việc thực hiện công việc xây dựng đúng theo yêu cầu của thiết kế và tiến độ thi công.
- Giám sát việc thực hiện cần tuân thủ các quy định về quản lý an toàn trong thi công xây dựng và các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình.
- Đề nghị chủ đầu tư hoặc tổ chức sửa chỉnh lại thiết kees khi phát hiện bất kì sai sót hoặc không hợp lý liên quan đến thiết kế.
- Cần giám sát việc thực hiện đúng quy định về an toàn trong thi công xây dựng và các biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình lân cận và công tác quan trắc công trình.
- Yêu cầu tạm dừng thi công nếu phát hiện chất lượng thi công không đạt yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn hoặc vi phạm quy định về an toàn lao động gây nguy cơ tai nạn.
- Kiểm tra kết quả thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và sản phẩm xây dựng, đánh giá tài liệu liên quan để phục vụ nghiệm thu. Xác nhận bản vẽ hoàn công.
- Tổ chức thí nghiệm đối chứng và kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, và công trình xây dựng theo quy định tại Điều 5 Nghị định này (nếu có) để đảm bảo sự đúng đắn và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Thực hiện các công tác nghiệm thu theo quy định tại các Điều 21, 22, 23 của Nghị định 06/2021/NĐ-CP; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành.
- Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng để đảm bảo tuân thủ các điều khoản và yêu cầu trong hợp đồng.
Kết luận
Giám sát công trình xây dựng là một quá trình quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và tiến độ của các công trình xây dựng. Để thực hiện công việc này, người thực hiện cần đáp ứng được các điều kiện về chứng chỉ hành nghề, trình độ chuyên môn và năng lực tài chính. Ngoài ra, đơn vị giám sát cần thực hiện đầy đủ các nội dung giám sát chất lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường để đảm bảo thành công của dự án xây dựng.
Công ty cổ phần Tư Vấn Xây Dựng Trường Lũy chuyên về xin phép xây dựng, lập quy hoạch, tư vấn giám sát, quản lý dự án, thẩm tra và thẩm định công trình.
Nếu bạn quan tâm và muốn nhận được sự tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0918 556 729